Vẫn tiếp tục cho bài vào blog

Vẫn tiếp tục cho bài vào blog

Friday, April 29, 2011

Những dòng chữ cho Thu Huyền (hiền nội của cố nhạc sĩ Trường Kỳ)

DƯ HƯƠNG NGÀY THÁNG CŨ


Có lẽ trong tất cả những nỗi buồn da diết nhất, không có nỗi buồn nào lại ẩn chứa một chút giận hờn như nỗi buồn của người góa phụ. Bởi lẽ sự ra đi của một nửa kia không chỉ để lại nỗi cô đơn tưởng chừng như vô tận mà còn là một lần lỗi hẹn vĩnh viễn không bao giờ gặp lại. Một lần, đọc dòng tâm sự đầy xúc cảm của Thu Huyền, tôi dường như có thể nhìn thấy được đôi mắt in sâu nỗi buồn đau chấp chới dù chưa một lần gặp chị. Nỗi buồn này không đơn thuần chỉ là nỗi nhớ nhung khắc khoải hay sự trống vắng đến chơi vơi mà dường như nó đã được nhân lên gấp vạn lần, bởi Thu Huyền đã vĩnh viễn mất đi một điểm tựa tinh thần vững chắc nhất – cố nhạc sĩ Trường Kỳ. Thật đột ngột và ngỡ ngàng, tin anh ra đi đến với Thu Huyền trong lúc chị vẫn tin chắc rằng anh phải trở về và đang trở về. Bởi vì mới ngày hôm qua khi tiễn chồng ra phi trường anh còn dặn dò: “nhớ nhé ngày mai đón anh đúng chỗ này nhé…” và anh còn vui đùa: “ Chưa có chuyến đi xa nào lại ngắn ngày đến như thế…” Rồi chẳng bao giờ còn có lần trở về ấy nữa, ngày mai ấy mãi mãi là một ngày không bao giờ đến trong cuộc đời Thu Huyền. Điều đó khiến cho sự đau khổ tột cùng kia còn ẩn hiện một chút giận hờn qua tâm sự: “Tôi không còn biết gì nữa, trong đầu chỉ nghĩ đến cái hẹn với anh chiều nay đi phi trường đón anh về, nhưng anh đã lỗi hẹn với tôi.”…” không tin, không tin, tôi nhất định không tin, người ta có nhầm lẫn không?”. Mặc cho Thu Huyền gào khóc, kêu la, chối bỏ nhưng sự thật vẫn đến như tự nó phải đến trong cuộc đời chị. Lạ lùng thay con người có lúc ước mơ một sự nhầm lẫn. Nhầm lẫn giữa mộng và thực hay nhầm lẫn giữa đúng và sai, mọi thứ lẫn lộn để quật ngã và dày vò cái kiếp con người. Thu Huyền đã bị đốn ngã, phải nói chị đã gục xuống với tận cùng của sự đau khổ và mất mát.
Huyền kể lể, ngày tiễn biệt anh có thật nhiều bạn bè, không ngờ mọi người yêu mến Trường Kỳ nhiều quá, mọi người xung quanh và con cái lo cho anh thật chu đáo. Đám tang anh hoàn thành thật tốt đẹp, từ khắp mọi nơi trên báo chí, trên các phương tiện truyền thông, qua email, qua điện thoại chị nhận được rất nhiều sự chia xẻ, an ủi. Suốt thời gian tang lễ chị sống với sự vô cảm, đi đứng hành động như kẻ vô hồn, không biết mình đã và đang làm gì. Sống trong sự chia xẻ và an ủũi của bè bạn và thật sự nếu những giờ phút ấy không có bạn bè và người thân chị nói mình không biết sẽ ra sao. Rồi những ngày lao xao ấy cũng phải qua đi, đối diện với những tháng ngày tiếp nối theo sau nỗi đau chập chùng trĩu nặng là sự quạnh hiu não nề. Huyền nói nhìn ở đâu cũng thấy anh, từ những nơi chốn anh vẫn thường tới lui, từ góc bàn làm việc, từ sách vở, và cả những bài viết còn dỡ dang chưa hoàn tất. Mọi thứ thật là như mới chỉ hôm qua mà hôm nay bỗng dưng biến mất hoàn toàn. Thu xếp đồ vật, sách vở anh để lại, đọc từng giòng chữ anh viết, Huyền lại nghẹn ngào, Huyền lại tức tối, giận hờn, lại vẫn chưa tin là anh sẽ không về. Mãi đến hôm nay mà Thu Huyền vẫn nói rằng chị còn cảm giác anh sẽ về sau một chuyến đi xa, chị vẫn cứ muốn chạy ra phi trường chờ đợi anh sau khung cửa kính của lần tiễn đưa hôm nào. Huyền vẫn chưa tin lần anh quay lưng bước vào khung cửa ấy là lần anh đã quay lưng lại với cuộc sống nầy. Làm sao và làm sao vẫn là câu hỏi của muôn đời không giải đáp!!
Thu Huyền đã nói: Ngày tháng kế tiếp sau đó, khi mà mọi người đã trở về với công việc thường ngày của họ, mọi thứ đều yên ắng, chỉ còn một mình tôi ngồi đối diện với sự trống vắng cô đơn, tôi hụt hẫng, chới với, tôi thực sự bị khủng hoảng với sự lẻ loi này, tôi mất ngủ và thường mơ thấy anh. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi bàng hoàng hoảng hốt tự hỏi: chuyện gì đang xảy ra với mình vậy? Có phải đang nằm mơ không? Rồi sáng mai thức dậy mình làm gì đây? Không có anh, từ nay cuộc sống tôi – sẽ thay đổi hoàn toàn, tôi cảm thấy mình bị lạc mất phương hướng.
Tháng 3 ở Montreal, tuyết đã ngừng rơi nhưng vẫn còn những cơn mưa kéo dài và lạnh, cái lạnh còn sót lại của mùa đông vừa đi qua, cây cối còn tiêu điều xơ xác, nhìn đâu tôi cũng thấy buồn, thấy lạnh, tôi lạnh lắm, tôi đuối sức cả tinh thần lẫn thể xác, hình dáng tôi lúc này chắc tiều tụy lắm, vì người nào gặp mặt cũng đều nói: Huyền không được như vậy, phải kiên cường lên, vững vàng lên chứ, Huyền mà cứ như thế này, anh Kỳ cũng buồn lắm đó. Biết vậy, nhưng chịu thua, tôi hoàn toàn sụp đổ, tôi đã cố gắng hết sức làm ra vẻ bình thường khi về nhà gặp mặt con cháu hoặc người thân bởi không muốn các con lo lắng nhìn thấy gương mặt sầu ủ rũ suốt ngày của mẹ, nên bù lại, để giải tỏa sự kiềm chế đó, tôi thường lái xe tìm chỗ vắng vẻ, vì trời còn lạnh, tôi đóng kín cửa, tự do gào khóc thỏa thích, không sợ ai nghe, không sợ ai thấy. Đôi lúc khóc xong, mệt mỏi quá, tôi thiếp luôn trong xe không biết bao lâu, thức dậy cứ suy nghĩ, lại thấy giận anh vôcùng”.
Làm sao để người góa phụ Thu Huyền có thể lau khô giòng lệ, vơi đi nỗi nhớ và góc đời thiếu vắng Trường Kỳ khi ngày còn rạng nắng, đêm vẫn mịt mờ? Dẫu biết rằng thời gian có thể xoa dịu mọi vết thương và làm vơi đi nỗi nhớ, nhưng có lẽ đối với Thu Huyền lúc nầy, thời gian càng làm cho sự cô đơn kéo dài thêm nỗi giận hờn. Giận anh lừng lững ra đi biền biệt, giận anh chưa nói năng gì, giận anh làm em đau đớn không nguôi. Chị vẫn ngày đêm muốn kể về anh, nhắc nhở đến anh. Huyền nói anh Kỳ chưa biết giận là gì, ai nói gì cũng tin, ai bảo gì cũng nghe, tánh tình hiền lành, chịu đựng nên lúc nào cũng thua thiệt. Anh sống rất vô tư, không phiền giận ai đến vợ giận cũng không biết. Say sưa viết lách, đam mê nghệ thuật, nhiều lúc chị có cảm tưởng mình bị bỏ quên và Huyền giận dỗi vì mỗi lần nhắc anh điều gì anh lại bảo.. để tuần sau…rồi lại…tuần sau. Trách anh như thế nhưng Thu Huyền tâm sự rất nể phục và yêu thương anh Trường Kỳ rất nhiều. Huyền nói: Anh đem bình an đến cho tôi trong cuộc sống, vì chúng tôi chẳng bao giờ có kẻ thù. Trường Kỳ học trường Tây từ nhỏ nhưng lại viết tiếng Việt rất lưu loát, vững vàng và pha chút dí dỏm. Anh rất thích được gọi là ông nhà báo, anh mê báo chí và viết lách hơn tất cả mọi thứ đam mê khác.
Cũng nhân ngày giỗ đầu, đúng 1 năm ngày mất của chồng, Thu Huyền vừa viết cho tôi một điều trong cuộc đời của Trường Kỳ mà chị nói rất ít khi thổ lộ cùng ai, đó là hình ảnh người mẹ của anh mà mãi cho đến tận ngày anh ra đi, Trường Kỳ vẫn đau đáu trong lòng một nỗi khắc khoải, chờ mong. Chị viết: “Thiếu tình mẫu tử từ lúc mới mấy tháng tuổi, anh lớn lên trong tình thương của ông bà nội, của bố, của các cô chú, tôi muốn bù đắp cho anh tình thương của người mẹ nên thường hay chiều chuộng anh để anh xuất ngoại, gặp gỡ bạn bè thoải mái. Tôi biết anh luôn làm như dửng dưng, không để ý gì đến chuyện thiếu đi người mẹ trong đời, nhưng cho dù anh bao nhiêu tuổi, trong anh vẫn luôn mong muốn có một người mẹ, để được gọi tiếng mẹ như những người chung quanh. Tôi không hiểu anh nghĩ gì, khi nghe mọi người ca ngợi về lòng mẹ bao la, vì lòng mẹ của riêng anh không là biển thái bình, không là bóng mát, là tàn che cho anh khi anh mỏi mệt, không có bàn tay kéo chăn đắp ngực khi anh đau ốm, không có vị ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một và ngọt lịm như đường mía lau mà thiền sư Nhất Hạnh đã ví, mà chỉ có duy nhất một chút dư âm đủ để biết mẹ anh vẫn còn hiện diện ở một nơi nào đó trên thế gian này.
Và cứ thế, theo năm tháng mơ ước vẫn hoài ước mơ, cho đến ngày anh vĩnh viễn ra đi….Không biết bây giờ ở bên kia thế giới, anh có còn tiếp tục mơ ước nữa hay không? Hãy bình yên anh nhé”.
Riêng tôi khi bài viết này được đăng lên báo, đưa lên Website ước mong rằng một ai đó đọc được hãy mang nỗi lòng này đến người mẹ vẫn còn sống của anh Trường Kỳ. Hay có một may mắn nào đó chính bà đọc được những điều mơ ước của anh qua lời tâm sự của Thu Huyền để biết rằng có một nỗi niềm và một ước mơ vẫn luôn dành cho bà, dù bây giờ Trường Kỳ đã không còn nữa nhưng chắc chắn người mẹ vẫn mãi là hình ảnh mà anh hằng mơ ước trong suốt cả cuộc đời.
Đúng ra tôi phải viết về Trường Kỳ, một người nghệ sĩ tài hoa và hiền hòa nhất tôi đã từng được tiếp xúc. Thế nhưng, bạn bè anh, người yêu mến anh đã viết về anh quá nhiều và quá đầy đủ. Cũng như anh trước đây đã từng viết về rất nhiều khuôn mặt nghệ sĩ, nhưng chắc chắn anh chưa hề viết về người vợ yêu mến của mình. Thay anh làm điều đó mong rằng anh sẽ mĩm cười. Chắc chắn sẽ không có ai viết về Thu Huyền hay hơn Trường Kỳ nhưng vì anh đã từ bỏ cuộc chơi, lỗi hẹn ngày về nên bạn bè phải viết thay anh. Cũng không có ai viết về Trường Kỳ một cách đầy đủ, chính xác và tuyệt vời bằng Thu Huyền, bởi Huyền sẽ viết về anh bằng con tim người góa phụ thường lái xe tìm nơi vắng vẻ để gào khóc vì thương nhớ chồng. Và cũng không một lời thơ, câu văn nào có thể bộc lộ được cái đáng quý của Trường Kỳ bằng chính nỗi niềm trân qúy mà Huyền vẫn nâng niu ấp ủ trong những tháng ngày không còn anh bên cạnh.
Thu Huyền đã kể cho tôi nghe câu chuyện một lần nửa đêm tỉnh dậy, buồn qúa Huyền lấy sách ra đọc, vừa bật đèn lên thì có con bướm bay quanh trên đầu và đậu ngay trên trang sách chị vừa lật ra. Huyền đã hỏi: Có phải anh không anh? Anh về bên em, Anh hiện diện trong nhà này phải không? Huyền đã tin rằng có linh hồn, tin rằng anh vẫn quanh quẫn bên chị, Huyền nói người ta vẫn mượn bướm về báo mộng đó mà. Mùa đông Montreal trời lạnh lắm, nhà lại đóng kín cửa, làm sao bướm bay vào được. Cho nên chuyện con bướm đối với Huyền thật lạ kỳ. Thu Huyền nói, Huyền rất ngại viết, nhất là viết về chồng, gần 40 năm chung sống từ 1974 đến 2009 chưa bao giờ Huyền viết cái gì về Trường Kỳ nên chị nghĩ là chị không có khả năng và cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Thế nhưng chị vẫn viết, vừa khóc vừa viết, nước mắt ràn rụa và không hiểu sao Huyền đã viết một mạch. Chắc anh Kỳ đã viết thay Huyền. Nghe Huyền kể lại thấy thương và buồn.
Bây giờ Thu Huyền đang sống một mình, cô đơn với hoài niệm của những ngày tháng cũ. Huyền rất sợ phải sống trong căn nhà đã từng chung sống với Trường Kỳ, sợ thấy lại hình ảnh cũ nhưng làm sao Thu Huyền có thể xóa bỏ được những tháng ngày hạnh phúc như vẫn còn đong đầy. Chị vẫn bàng hoàng và từng tỉ mĩ ngồi đếm thời gian và cứ mãi u sầu trong tiếc nhớ: Tháng nầy, ngày nầy năm ngoái anh ấy vẫn còn ngồi ở đây, cạnh bên Huyền….Mãi mãi Thu Huyền vẫn còn nhìn thấy bóng dáng anh vừa khuất sau khung cửa để nắm bắt tuyệt vọng sự quay về, mong rằng với thời gian tiếng khóc thương sẽ thay bằng nỗi đau đằm thắm để không còn một Thu Huyền quay quắt, đau đớn. Hãy tin rằng giữa sự cô đơn đến tột cùng kia, Thu Huyền luôn còn bên mình một tình yêu tuyệt vời hiện hữu.
Huyền phải cố để quen dần với nỗi trống vắng … Bởi Huyền có biết không? Cuộc sống này vốn rất quạnh hiu dù không phải chỉ có một mình…
CAO ÁNH NGUYỆT
(Nhân một năm ngày giỗ cố Nhà báo Trường Kỳ,
22/03/2009- 22/03/2010 viết tặng Thu Huyền)

Monday, April 11, 2011

chuyến hành hương

Tôi định ghi lại hình ảnh của chuyến hành hương trên picasa nhưng không biết cách nào. Tôi sẽ nghĩ cách xem sao.

Wednesday, April 6, 2011

Đáp lời Sông núi

Nghe lại bản nhạc Đáp Lời Sông Núi của nhạc sĩ Trúc Hồ, chắc ai cũng một lòng hướng về Quê Hương,và muốn làm 1 cái gì cho quê hương.
http://video.search.yahoo.com/search/video?p=hai+s%C6%B0+hai+quan

Sunday, April 3, 2011

Má đã đựơc vãng xanh rồi



Má đã được vãng sanh rồi!
(02/10/2011)
Ông nội của tôi ở Mỹ-Thạnh,Tân-Trụ. Ruộng đất cò bay thẳng cánh. Lúc tôi lớn lên, không biết người con cả của nội là ai. Chỉ biết ba tôi là thứ tư ở chung với bác Ba. Khi ông nội qua đời, chỉ còn hai anh em, nhưng bác Ba muốn giành hết gia sản nên thường ăn hiếp, nặng nhẹ với ba tôi. Nhất là khi ba tôi bị Tây bắt bỏ tù vì tội tham gia kháng chiến, thì bác Ba gái đuổi má tôi đi. Căn nhà ngói của nội thật rộng lớn mà bác Ba đóng cửa, anh chị em chúng tôi chỉ ở chuồng trâu, không được vào nhà. Ngày mưa lớn, thấy chị em tôi bị ướt lạnh, má vừa khóc vừa đi xin rơm khô của hàng xóm về quay thành một cái ổ chó cho anh chị em tôi ngủ.
Cuối cùng má phải bỏ Mỹ-Thạnh về lại nương náu nhà bà ngoại ở Tầm-Vu, Bình-Phước. Má tôi sanh nhiều con mà chết cũng nhiều. Nghèo quá mà sinh tới chị thứ 11 thì má quyết “ dứt điểm” nên đặt tên là Út. Năm năm sau lại sinh ra tôi thứ 12, má gọi tôi là Út Nhỏ. Chị 11 phải sửa thành Út Lớn. Ba năm sau lại sanh thằng em thứ 13, má đành phải gọi nó là Út Cu! Hằng ngày, má tôi phải gánh cháo vịt đi bán dạo. Một hôm một người mang bầu, đón đường má tôi năn nỉ, vì chị thèm cháo vịt quá mà không có tiền mua. Chị xin múc cháo cho chị ăn và đổi một con chó nhỏ. Má tôi nghèo nhưng hào phóng, múc cháo, chặt vịt cho chỉ ăn thoải mái và đem chó con về nhà. Thêm một miệng ăn, má tôi gọi chó là Út Chót. Út Chót đen thui, nhưng tôi gọi là “chó đen” thì má sửa sai, bảo phải gọi là “chó mực”. Má tôi nói một tràng: “mèo đen gọi là mèo mun, ngựa đen phải nói là ngựa ô, gà đen phải gọi là gà ác...“ Lớn lên Út Chót rất khôn, nó là cận vệ sau lưng má tôi không bao giờ rời, khi má gánh cháo ra ngồi bán ở chợ Long-An, nó nằm chực sau lưng. Lúc nào khách ăn bỏ xương vịt là nó hưởng, bởi vậy lông nó đen mướt. Mỗi buổi sáng, ra tới chợ là má tôi mua trầu cau, bó trong lá chuối rồi cột vào cổ Út Chót. Nó đứng vểnh lỗ tai lên chăm chỉ nghe dặn: “đem cho bà ngoại nghe con”, rồi nó mới te te chạy từ chợ Long-An về tới Tầm-Vu, đoạn đường dài tới 5 cây số! Tới nhà ngoại nó sủa “vẩu vẩu” là ngoại tôi chạy ra nhận hàng. Giao hàng xong, nó lại chạy về chợ, như để báo cáo xong công tác. Gần mười năm trời dù nắng dù mưa, Út Chót cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Cho tới ngày bà ngoại mất nó mới hết mang trầu cau đi!
Con đông phải tảo tần như vậy, mà má tôi vẫn cất được một căn nhà nhỏ, cách chợ khoảng một cây số để gánh cháo ra chợ cho gần hơn. Cháo vịt má tôi ngon nổi tiếng là nhờ nước mắm. Mắm gừng trộn mè, ai chấm miếng thịt vịt trong miếng nước mắm của má tôi, đều tấm tắc ngợi khen. Rau thơm đủ loại, có cả bắp chuối và bắp cải xắc mỏng. Khách yêu cầu rau nào là má tôi phục vụ loại đó. Nhiều người từ Mỹ-Tho lên, hay từ Sài-Gòn xuống đều ghé bà Ba ở chợ Long-An để ăn cháo vịt. Khách hàng mặc áo dài, veston cũng phải ngồi trên ghế đẩu trong chợ mà ăn, chứ không có bàn ghế gì hết! Ngoài nước mắm ngon, má tôi luộc vịt rất kỹ thuật. Vịt vừa chín là chặt ra. Sớm hơn một chút là sống thấy máu đỏ. Chín hơn một chút nữa khách cũng chê. Nhiều người mua vịt, mua cháo đem về nhà rất xa, cố tình bắt chước làm mắm chấm như má tôi, mà đều không giống!
Lúc ra tù, ba tôi tiếp tục dạy tiểu học, nhưng lương hướng không bao nhiêu. Má bắt buộc tất cả anh chị em tôi đều phải đi học, má không cho bất cứ đứa nào phụ giúp má hết. Má là người không biết chữ. Má hay biểu chạy ra “ ma xi” mua thuốc. Ba tôi cười cười: “không nhớ chữ pharmacy thì nói nhà thuốc tây đi!”. Khi chúng tôi nói lỡ lời, má nói “Nhất ngôn thất xuất, tử mã nan truy”. Ba tôi sửa: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, chớ tử mã là ngựa chết rồi làm sao mà chạy?” Một hôm có đám giỗ, tôi bưng nguyên một chồng chén kiểu bị vấp té bể tan tành. Má không nói gì hết, nhưng mấy bà hàng xóm tè be la tôi “Làm ăn không cẩn thận! Sớn xác quá mà !” Má tôi đỡ lời: “Thôi, nhân vô thập nhị!”. Ba tôi lật đật sửa“nhân vô thập toàn, bà ơi!” Một hôm rầy rà chúng tôi, không biết giỡn hay thiệt, má nói “ Sự bát chén dĩa tau mới dạy tụi bây, mà dạy nhiều thì gáo tra dài cán!” Ba và anh chị em chúng tôi ôm nhau mà cười bể bụng! Ba tôi lại sửa: “Bà ơi: Sự bất đắc dĩ má mới dạy chúng con, mà dạy nhiều thì giáo đa thành oán.” Làm ơn bà bớt nói chữ lại có được không!
Cháo vịt càng nổi tiếng, má sát sanh càng nhiều. Mỗi ngày có đến hơn 50 con vịt bị cắt cổ! Lưỡi dao của má đưa vào cổ, máu con vịt tuôn ra, nó dãy đành đạch, run lẩy bẩy. Tôi nhắm mắt đi chỗ khác, má không cho chúng tôi tới gần. Ðầu cánh chặt riêng. Lòng vịt xắc để riêng từng thau nọ thau kia. Má làm thoăn thoắt không ngừng tay. Má còn bán hột vịt lộn nữa. Nồi nước đang sôi, má đổ mấy chục cái trứng vào nồi. Tôi rùng mình khi nghe mấy cái trứng va vào nhau kêu lắc cắc giống như vit con trong trứng vùng vẫy! Má thức khuya, dậy sớm. Mỗi đêm ngủ không quá bốn tiếng đồng hồ, nhưng má tôi là người rất cao lớn và khỏe mạnh. Một hôm thấy gánh cháo vịt sẵn sàng để trước sân, anh Bảy tôi đưa lên vai gánh thử, rồi lật đật để xuống. Lúc má đi rồi, ảnh chun vào cái lu đựng nước ngồi khóc. Mấy chị em tôi bu lại hỏi tại sao. Ảnh tức tưởi: “Tau là thanh niên 18 tuổi, mạnh như trâu mà gánh thử không nỗi. Mấy chục năm nay, má gánh đi cả cây số ra chợ. Khổ quá mà má không bao giờ cho tụi mình phụ giúp gì hết!” Có lẽ vì vậy mà khi đậu tú tài hai xong là anh Bảy tình nguyện vào trường sĩ quan Ðà-Lạt. Má tôi năn nỉ mấy ảnh cũng không chịu lên Sài-Gòn tiếp tục đại học.
Chị Mười, Út Lớn và tôi, (Út Nhỏ) thì má dắt xuống Cần-Thơ gởi một bà bạn để chúng tôi trọ học. Thứ bảy, chủ nhật, chúng tôi hay về nhà. Ở nhà, chỉ còn Út Cu và chó đen Út Chót mà thôi. Mỗi lần thấy chúng tôi về, Út Chót như phát điên lên, nó sủa vang dội từ ngoài đường rồi hết tốc lực chạy u vào bếp sủa vang như báo tin cho mọi người biết, xong chạy vù trở ra ngoài lắc cái đuôi như cái máy. Lúc nào chúng tôi cũng thủ sẵn cái cặp (cartable) để hai chân nó chồm lên khỏi phải dơ hết áo dài.
Một hôm, chúng tôi vào nhà, nghe tiếng quát tháo om sòm. Một người đàn ông đứng giữa nhà, mặc bộ đồ lụa vàng, bên ngoài khoác thêm cái áo vết, đầu đội mũ nỉ vàng, tay cầm cây gậy (baton), khi thì dộng gậy xuống nền gạch nghe cồm cộp, khi thì chĩa gậy vào ba má tôi lớn tiếng: “Mấy người không trả tiền, tôi cho lính cào nhà mấy người!” Ba má tôi cúi đầu ủ dột. Má tôi năn nỉ: “ Xin Ông Hội đừng đòi nợ trước mặt các con tôi. Tôi sẽ trả mà!” ố “Xấu hổ hả? Chỉ có tiền lời thôi mà trả mấy năm chưa hết, lúc nào mới trả tới tiền vốn đây!”. Bất ngờ ngay lúc ấy Út Chót đi đâu về sùng sục nhào vô người lạ. Chút xíu nữa, nếu má tôi không cản kịp, nó đã cắn người ta rồi! Má tôi cầm cán chổi trên tay, nó chui tuốt xuống bộ ván nằm mà cứ hứ hứ gầm gừ liên tục, làm như bị uất ức lắm! Chưa bao giờ Út Chót dữ như lần đó. Cụt hứng ông Hội bỏ đi, còn hăm he: “Mấy người coi chừng tui, phải thanh toán gấp, không được kéo dài đó!” Ba chị em chúng tôi bải hoải, đầu váng, mắt hoa. Không đứa nào thay nỗi cái áo dài! Thì ra tiền ăn ở trọ, tiền sách vở, áo quần, giày guốc của chị em chúng tôi là do má đi vay nặng lãi của Ông Hội.
Hơn 20 năm má gánh nặng, chai cả hai vai, thức khuya dậy sớm. Má chưa bao giờ hé răng than vãn một lời, chưa có giọt nước mắt nào thương thân trách phận! Má nuốt nước mắt tủi nhục vào lòng khi bị chủ nợ mắng mỏ. Má âm thầm chịu đựng đắng cay để bầy con yên tâm học hành. Chị Mười nói: “Sao má không cho con nghỉ học để phụ má trả nợ?” Má tôi phân trần trong nước mắt: “Má là người không biết chữ nên mới bị bên nội rẻ khinh! Ngày dắt tụi con rời cái chuồng trâu bên nội, má đã có lời thề là nếu các con không đỗ đạt nên người, má thà chết, không trở về Mỹ-Thạnh nữa! Ngày nào má còn sống, tụi con phải đi học. Ðứa nào cãi lời thì đừng coi má là má của tụi con!”. Trời ơi! Sao lời thề nghe như khắc sâu trên đá!
Tối hôm đó, mấy chị em tôi đều thao thức không tài nào ngủ được. Chờ ba má ngủ xong, chị Mười kéo hết Út Lớn, Út Cu và tôi lên bàn thờ đốt một cây nhang, quỳ xuống và thề phải hết sức học hành để thoát ra cảnh nghèo, làm sao cho ba má khỏi bị mắng chưởi. Chúng tôi vùi đầu vào sách vở. Thấm thoát tới kỳ thi tú tài hai, cả tỉnh Long-An chỉ có chị Mười đậu bình. Thời ấy, cộng tất cả các môn thi đủ 10 điểm là chấm đậu. 12 là bình thứ, 14 là bình, 16 là ưu. Năm nào cũng có người thi rớt nhảy cầu Bến-Lức tự tử. Chị Mười đi du học Hoa-Kỳ về làm dược sĩ tại bệnh viện Nguyễn-Văn-Học, Gia-Ðịnh. Út Lớn đậu bình thứ đi du học Úc-Ðại-Lợi, về làm thanh tra Ngân-Hàng Quốc-Gia. Út Cu đi học bên Gia-Nã-Ðại về làm trường xét nghiệm. Phần tôi, thiếu mấy điểm nữa mới đủ 12, cho nên không được đi du học Tân-Tây-Lan như ước vọng. Tôi đành phải học bốn năm tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Chuyên-Môn Ngân-Hàng ở Sài-Gòn và làm tham sự cho một ngân hàng tư. Tuy nhiên lương tôi rất cao nên má cũng hãnh diện về bầy con. Mỗi lần lãnh lương là mỗi lần tôi khóc, vì tôi nhớ tới ba. Ba tôi ghiền xem hát, nhưng không có tiền mua vé, mỗi đêm phải đứng xớ rớ trước cửa, đợi chừng nào người ta thả cửa mới được vô...
Niềm vui của má chưa được bao lâu thì một cuộc chiến đẫm máu xảy ra tại Ðức-Hòa, Ðức-Huệ. Một đại đội Biệt động quân đã tiêu diệt, xóa sổ một tiểu đoàn chính qui Việt-Cộng. Tuy nhiên Trung úy đại đội trưởng là anh Bảy của tôi đã đền nợ nước! Người chiến sĩ đã anh dũng bảo vệ tổ quốc bằng chính sinh mệnh của mình! Lá quốc kỳ phủ lên quan tài cùng với nhiều huy chương. Tiếng kèn đồng và những phát súng tiễn đưa của những chiến hữu không át được tiếng thét gào của má tôi:“Tre già khóc măng, con ơi là con ơi! Con hứa về thăm má, ngày nào má cũng trông con về ăn cháo vịt mà không thấy. Nay con về trong cổ quan tài, má làm sao thấy được mặt con?” Ba tôi phải dùng hết sức mới giữ được má tôi khỏi nhảy theo xuống huyệt. Từ đó, nỗi đau đớn quá bất ngờ làm tắt mất nụ cười của ba má tôi.
Hai năm sau, 1966, tới phiên ba tôi ngủ một giấc bình yên, tới sáng mọi người mới hay ba đã đi theo anh Bảy! Có lẽ bị huyết áp cao mà không biết tắt thở từ lúc nào! Mồ anh Bảy chưa xanh cỏ gia đình tôi lại đau nỗi ly tan. Hai cái tang đau đớn làm chị em chúng tôi héo hắt như cành khô trước gió đông. Má tôi gục xuống thẫn thờ như linh hồn đã tan theo suối lệ đầy vơi. Họ hàng nội ngoại đều cho ba tôi là ông Phật đất, suốt đời hiền lành tử tế, không làm phiền ai; cho nên nói tới ba tôi, ai cũng tỏ lòng thương mến. Giấc ngủ ngàn thu của ba bình yên như cuộc đời hiền hòa của ba. Mỗi đêm Út Cu đi ngủ không còn ai kể chuyện Vân-Tiên cứu Kiều-Nguyệt-Nga, Bao-Công tra án Quách-Hòe hay Võ-Tòng đả hỗ cho nó nghe. Những đoàn hát về rạp Long-An, không ai còn thấy ba tôi kiên nhẫn mỗi đêm đứng đợi chờ “thả cửa” để được vào xem hát.
Lúc nhỏ, mỗi lần chợ thiếu vịt, má tôi đích thân chống xuồng vòng vèo qua những con kênh nước đen tìm mua. Tôi ngồi ở giữa xuồng, má đứng thẳng người đằng sau chống mạnh. Xuồng lướt rào rào, những ngọn dừa nước dạt qua hai bên. Vài con chim bị động ổ bay tan tác trong hoàng hôn. Hình ảnh má oai hùng, uy nghi, làm tôi nhớ đến bức tranh Ngô-Quyền chống quân Nam-Hán trên sông Bạch-Ðằng! Má tôi cao lớn có đến một thước bảy là ít. Nhưng thần tượng của tôi đã gục xuống sau đám tang của ba. Má chống chọi một năm sau là bị tai biến mạch máu não. Chúng tôi chở má lên bệnh viện Nguyễn-Văn-Học, Gia Ðịnh, nơi chị Mười làm việc. Chị Mười nhờ các bác sĩ bạn từng du học Hoa-Kỳ rán cứu chữa, đều không hy vọng hồi phục. Má bị bại liệt một tay và một chân bên phải. Bán thân bất toại, phải ngồi xe lăn. Chúng tôi rước cả một ông đạo châm cứu tài giỏi nhất ở Thất-Sơn, Châu-Ðốc. Ông nói riêng với chúng tôi là ông thấy hằng hà vô số vịt bu quanh người của má tôi, nên ông bó tay, không làm gì được! Chúng tôi bàng hoàng kinh hãi. Má ơi! Má ơi làm sao đây? Chúng tôi than khổ với nhau, lòng đau như cắt!
Ðến giữa năm 1967, bệnh viện lại phát hiện thận của má tôi không làm việc.Sức khỏe lại quá yếu, không thể thay thận được, nên phải truyền máu. Truyền máu đến nỗi tay chân chai hết. Không chỗ nào chích kim được nữa, phải mổ ở cổ để chuyền vào cơ thể. Lâu lâu chỗ vết mổ bị nhiễm trùng, phải mổ chỗ khác để dời ống đi. Rồi bao tử lại phát hiện bướu ung thư, bác sĩ phải trị hóa liệu. Má tôi đau đớn quằn quại trên giường bệnh trước sự bất lực của chúng tôi. Má tôi đã hy sinh một mình trả cái nghiệp sát sanh. Ðành rằng má tiên liệu sẽ có ngày hôm nay, nên cấm không cho anh chị em chúng tôi cắt cổ bất cứ con vịt nào, nhưng gián tiếp chúng tôi đã hại má. Ðánh đổi cơm ăn, áo mặc, tiền sách vở... là sự đau đớn mà má đang nhận chịu hôm nay. Chúng tôi không đau thể xác nhưng tinh thần luôn luôn bị dằn vặt bởi tội lỗi. Chùa chiền nào chúng tôi cũng tới xin sám hối, nhưng sao linh hồn vẫn nặng trĩu như đá treo!
Ngày 25 tháng 1 năm 1968, má tôi hoàn toàn bị “cô ma”, không còn biết gì! Bác sĩ cho xuất viện, chúng tôi chở về Long-An. Chị Mười đã chích morphine cho má bớt đau đớn. Hôm sau 26 tháng 1 má tôi thở hơi cuối cùng, nhắm mắt xuôi tay. Qua ngày Chủ Nhật 29 Tết, trong khi nhà nhà chuẩn bị ăn Tết, thì chúng tôi làm đám tang, chôn má bên cạnh mộ anh bảy.
Hai ngày sau, chưa kịp mở cửa mả thì tiếng súng Mậu-Thân vang rền. Những người trang bị súng AK xuất hiện nhiều nơi! Quốc lộ miền Tây bị đắp mô. Giao thông về Sài-Gòn bị gián đoạn. Lửa khói bốc lên, xe cứu thương hụ còi! Dân chúng chạy loạn ngược xuôi. Chị em chúng tôi tính kế phân tán mỏng để có thể về nhiệm sở. Nhờ đi bộ và mướn xe lôi, luồn lách từng đoạn một, cuối cùng chúng tôi cũng thoát hiểm về được nhiệm sở ở Sài-Gòn.
Bảy tuần sau an ninh mới được vãn hồi. Chúng tôi kéo về nhà Long-An làm lễ thất tuần cho má. Lễ vật đem ra mộ mới thấy Út Chót nằm chết khô trên mộ má tôi! Chúng tôi đang lui hui cúng lạy, thì hàng xóm quanh đó cho hay, họ có đem đồ ăn cho chó mực, nhưng bao nhiêu lần nó đều hưởi hưởi rồi để nguyên, nước mắt ứa ra hai dòng, không chịu ăn uống gì hết! Chúng tôi thêm một cái tang đau đớn như mất một đứa em. Thêm một nấm mộ nhỏ bên cạnh mộ má tôi. Má tôi sanh 13 đứa con mà có lẽ vì khổ cực quá nên mấy anh chị lớn đều chết yểu, chỉ còn lại anh bảy và bốn người chúng tôi mà thôi! Út Cu đau khổ nhứt. Hồi nhỏ, đi học về là suốt ngày nó ôm Út Chót. Con chó mực lông đen thui, Út Cu lại luôn luôn mặc áo bà ba lụa trắng. “Hai đứa” nó như hai ông thần “Hắc Bạch” trong phim Tàu không rời nhau! Út Cu đã đặt một mộ bia cho Út Chót: “Ðây là nơi an nghỉ của một con chó trung thành chết theo chủ”.
Hiện nay Mười và Út Lớn định cư ở Úc. Út Cu ở Gia-Nã-Ðại. Tôi, Út Nhỏ định cư tại Mỹ. Ai cũng canh cánh bên lòng món nợ đối với má, đối với nghiệp sát sanh nhân quả báo ứng. Hội Từ Bi Phụng Sự dưới sự dẫn dắt của thầy Hằng-Trường đã hai lần tổ chức lạy Lương-Hoàng- Sám ở Irvine, Quận Cam, để cầu siêu độ cho vong linh. Tôi đã cầm bài vị ghi tên má để nhờ uy lực của tăng đoàn cầu siêu sinh cho má. Lần thứ ba, trong ngôi chùa của đạo Jane ở Anaheim cũng không vắng mặt tôi. Gần đây nhất là Quán-Âm-Sám với Mạn-Ðà-La vô cùng hoành tráng, có sự tham dự hằng ngàn người, tổ chức ba ngày, (17,18, 19 tháng 12 năm 2010) tại The Phoenix Club, 1340 S. Anderson Ave, Anaheim CA 92806. Tôi cầm bài vị của má và anh bảy, (một anh hùng vị quốc vong thân) để cầu nguyện cho hai người. Tối hôm sau, đêm 20 tháng 12, tôi mơ thấy anh bảy cười tươi trong bộ quân phục oai hùng đẹp trai của ngày anh mãn khóa Võ Bị Quốc Gia Ðà-Lạt, còn má tôi mặc một chiếc áo già lam sáng rực rỡ như lưu ly pha lê: “Má cám ơn con đã tâm thành cầu nguyện cho má bấy lâu nay. Nay má đã được vãng sanh rồi. Báo cho con mừng.” Tôi hớn hở lớn tiếng: “Má! Má!” Ông xã tôi nghe được, đã đánh thức tôi dậy để hỏi cớ sự, ảnh thấy nước mắt vui mừng của tôi còn ướt trên hai má.

Friday, April 1, 2011

Hạnh phúc thật sự khó tìm



HẠNH PHÚC

THẬT SỰ KHÓ TÌM ???

Hạnh phúc ðích thực bắt nguồn từ
cách nhìn và cách cảm nhận cuộc
sống của chính bạn .

Theo báo cáo Chỉ số hạnh phúc vừa ðược quỷ các nền kinh tế mới (NEF) công bố nãm 2006 , trong 178 quốc gia ðược khảo sát , ðiều bất ngờ là chỉ số hạnh phúc của nhóm các nýớc phát triển rất thấp . Cao nhất là Ðức ở vị trí 81 , còn lại là Nhật Bản , Anh , Pháp , MỸ , và Nga xếp hạng từ 95 ðến 172 .
Việt Nam ðứng thứ 12 / 178 quốc gia và ðứng ðầu khu vực châu Á .
Kết quả không hẳn là Kết luận chính xác về hạnh phúc của mọi dân tộc nhưng nó phản ánh 1 ðiều : Sự tăng trưởng , phồn thịnh về kinh tế không thực sự song hành với hạnh phúc .
Nhý thế những quốc gia kém phát triển về kinh tế sẽ hạnh phúc hõn ? Ðiều này cũng không phải ...! Bởi cầm vị trí " ðèn ðỏ " ( xep thu 178 ) là Zimbabwe , 1 quốc gia nghèo khổ ở châu Phi .
Vậy những thông số nêu trên ðược hiểu như thế nào ? Tiến sĩ xã hội học Trần Thị Kim Xuyến cho rằng : " Quan niệm về hạnh phúc ở những nền vãn hóa khác nhau trong từng thời ðiểm khác nhau có những khác biệt rất lớn . Những so sánh như trên chỉ phản ánh 1 góc ðộ của vấn ðề hơn là sự kết luận tổng thể . Chẳng có so sánh nào về khái niệm trừu tượng này là chính xác . Quan niệm về hạnh phúc của từng cá nhân cũng thế " .

CON ÐƯỜNG NÀO ÐI TỚI HẠNH PHÚC ?
Chúng ta thường quan niệm rằng hạnh phúc là giàu có về của cải , thành tiền trong nghề nghiệp , có 1 người bạn ðời lý tưởng hay ðơn giản là ðạt ðược những mục tiêu mà mình ðặt ra . Tuy nhiên , khi sở hữu những ðiều ðó rồi , chúng ta lại ngạc nhiên thấy rằng rất nhiều lúc , mình vẫn chưa ðược mãn nguyện . Vậy thực chất của vấn ðề là gì ?
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý , phần lớn chúng ta ðều cho rằng hạnh phúc là 1 cái gì ðó ở rất xa và thuộc về tương lai . Chúng ta chỉ ðang ði trên con ðường ði tới ðó . Thực chất , không có con ðường nào ði tới hạnh phúc cả . Bởi vì hạnh phúc chính là con ðường chúng ta ðang ði . Vấn ðề là cách nhìn và cảm nhận nó mà thôi .
Theo giáo sý tâm lý Michael Wiederman tại Ðại học Colombia ( My ) , chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên 1 khả năng tuyệt vời . Ðó là khả năng thích ứng với hoàn cảnh khó khãn . Chẳng hạn , bạn chuyển chổ ðến 1 ðịa ðiểm mới , khí hậu lạnh hơn hay 1 nơi ồn ào , náo nhiệt , bạn sẽ nhanh ***chóng tự thích nghi .
Nhưng khổ thay , quy luật ấy cũng ðúng cả với những khía cạnh tích cực của cuộc sống . Bạn trúng số ðộc ðắc , mua 1 ngôi nhà , chiếc xe mới ... cảm giác sung sướng chỉ kéo dài 1 thời gian , sau ðó bạn sẽ quen dần , cảm giác sung sướng mất ði .
Các nhà nghiên cứu tâm lý chỉ rằng , con ngýời thýờng nhạy cảm với những bất lợi hõn là ðiều tích cực . Họ xem những ðiều tích cực là lẽ ðương nhiên . Còn khi chuyện phiền toái xảy ðến , họ lập tức than vãn , kêu ca . Trong khi cả hai thái cực ðó ðều có thể xảy ra trong cuộc sống của chúng ta . Hiểu ðược quy luật ðó , ta nên tự ðiều chỉnh cảm xúc của bản thân ðể có thể nắm bắt hạnh phúc .

TẬP TRUNG VÀO MỤC TIÊU TƯƠNG LAI HAY ÐỜI SỐNG HIỆN TẠI ?
" Ðiều quan trọng không phải là chúng ta có những gì mà là chúng ta có biết tận hýởng những gì mà mình ðang có hay không ? " . Chị T.V , giáo viên trường THPT Tân Bình , tâm sự rằng chị rất thích câu danh ngôn này và ðã có dịp trải nghiệm nó .
T.V kể : "Cách ðây hai nãm , có 1 giai ðoạn tôi lâm vào hoàn cảnh bế tắc , công việc ðơn ðiệu , tình cảm ðổ vỡ . Tôi cảm thấy mình bất hạnh . Tâm sự với 1 người bạn là 1 chuyên viên Tâm lý , cô ấy ðề nghị tôi liệt kê những gì tôi có trên giấy .
Nhìn kết quả , cô ấy kết luận : " Cậu là người hạnh phúc . Này nhé , cậu không bệnh tật , có gia ðình , nghề nghiệp , trí thức ...những ðiều mà rất nhiều người không có ðược . Vậy sao lại còn than thở nữa ? " . Tôi ðã suy nghĩ những gì mà bạn tôi nói .
Trýớc ðay , tôi cứ nghĩ mình chỉ hạnh phúc khi công thành danh toại , có 1 cãn nhà lớn , tình yêu lý tưởng ...Và tôi ðã mất quá nhiều thời gian ðể chờ ðợi . Tôi không biết rằng hạnh phúc tồn tại ngay trong lúc tôi nổ lực làm việc ðể cố ðạt ðược những ðiều ðó " .
Thật ra , không phải ai cũng cảm nhận ðược giá trị của từng khoảnh khắc sống trong hiện tại . Chúng ta chịu nhiều áp lực của bản thân và xã hội ðể chạy theo những nhu cầu . Mọi cá nhân thường so sánh mình với người giàu có , sung sướng hơn . Ngay khi ðã khấm khá , có của ăn của ðể , họ vẫn luôn tin rằng nếu ðạt mức cao hơn , họ sẽ hạnh phúc hơn . Tâm lý ấy khiến cho nhiều người trở thành nạn nhân của chính mình .
Tiến sỹ Tâm lý Trần Thị Thu Mai cho rằng : " Một khi bạn không hài lòng với cuộc sống , bạn cần tự hỏi : Mình khổ sở vì ðiều gì ? Nó có ðáng ðể chúng ta lao tâm như thế không ? Biết phấn ðấu trong khả nãng và hài lòng với những gì mà mình ðang có là cách tốt nhất để chúng ta cảm nhận hạnh phúc trong thực tại " .

NÊN CÓ THÁI ĐỘ NÀO KHI GẶP KHÓ KHĂN ?
Giáo sư Tâm lý nổi tiếng Mihaly Csikszentmihalyi ( Đại học Claremont , Mỹ ) cùng các cộng sự của ông đã tiến hành nghiên cứu trên hàng ngàn người và nhận thấy 1 điều thú vị : Cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào tính cách .
Những người có cuộc sống bình lặng , ít gặp khó khăn , thách thức và có nhiều thời gian nhàn rỗi ít cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống hơn so với những người mà nghề nghiệp giúp họ trãi qua nhiều thử thách thú vị . Mẫu người hạnh phúc thường cởi mở , lạc quan , nhiệt thành , mạo hiểm và đặc biệt là luôn vững vàng trước mọi hoàn cảnh .
Họ chấp nhận khó khăn bất trắc như 1 phần thiết yếu của cuộc sống hơn là né tránh hay mãi đau khổ cùng nó .
Chị T.M hội viên Câu lạc bộ Hội quán Hội Ngộ , đã kể câu chuyện về cuộc đời chị : " Năm tôi 24 tuổi , chồng tôi mất , để lại cho tôi hai đứa con nhỏ dại . Sau đó , các em chồng tìm cách đuổi tôi ra khỏi nhà vì sợ phải chia đất hương hỏa . Tôi ra đi với hai bàn tay trắng , tôi làm mọi việc để nuôi con và cố quên đi những chuyện đau buồn , oán hận . Bây giờ , các con tôi đã khôn lớn , thành đạt , bản thân tôi tạo lập được 1 nhà hàng lớn và cũng có hạnh phúc mới " .
Thạc sĩ Tâm lý Trần Thị Hồng Hà cho rằng : " Khi buồn bực , khó chịu hay gặp những nghịch cảnh trong cuộc sống , nếu chúng ta không thể nào thay đổi được vấn đề thì hãy nhìn nó bằng 1 thái độ tích cực . Bạn phải biết cách đi theo cuộc sống chứ không nên bắt cuộc sống đi theo mình " .
Chị V.L , phó phòng Kinh doanh , Công ty Dona Shoe , chia sẽ : " Chồng tôi là người bề bộn , cẩu thả , lại không biết chia sẽ cộng việc gia đình . Ngày nào cũng vậy , sau giờ làm , về nhà tôi phải làm đủ việc : Nấu nướng , lau dọn , giặt giũ ...Những lúc ấy , tôi phải làm sao ? Cáu giận , bực tức ư ? Không thể . Tìm cách thay đổi anh ấy ? Khó lắm . Ly hôn ? Chưa đến nổi như thế . Chỉ còn cách là tôi chấp nhận tính cách của anh ấy với thái độ vui vẻ , đồng thời nhìn mọi chuyện thật đơn giản , nhẹ nhàng . Tôi thuê người giúp việc làm những việc mình không thích và không thể " .

HẠNH PHÚC LÀ SỰ GIÀU CÓ VỀ TINH THẦN ?
Các nhà Tâm lý học chỉ ra rằng trong xã hội hiện đại những người cảm thấy hạnh phúc thường có đời sống tinh thần phong phú , mối quan hệ xã hội rộng mở . Họ biết cân bằng công việc và các hoạt dộng giải trí ,thư giãn . Họ thường đọc sách , xem tivi , nghe nhạc , đi du lịch... Những điều đó đem lại nguồn năng lượng cho họ hăng say làm việc . Họ tận hưởng từng giây phúc sống có ý nghĩa trong đời .
Trong cuốn sách nổi tiếng " Hạnh phúc không khó tìm " , tiến sĩ M.J.Ryan chia sẽ : " Mỗi chúng ta thường đánh giá cuộc dời mình qua mức độ thành đạt trong công việc , sự sung túc của gia đình ...mà quên rằng hạnh phúc đích thực của cuộc sống là từng giây phúc sống , là đem lại thật nhiều điều tốt đẹp cho bản thân và cho người khác .
Diều quan trọng trong cuộc sống không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay bạn có nổi tiếng hay không . Vấn đề là bạn đã tạo cho mình 1 cuộc sống như thế nào để có thể trãi nghiệm sự mãn nguyện . Câu trả lời đúng đắn nhất chỉ có thể đến từ chính bản thân bạn " .

Thế nào là hạnh phúc ?
73 % cho rằng hạnh phúc là có sức khỏe tốt , gia đình êm ấm và con cái thành đạt .
46 % khẳng định họ cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đạt được những thành công , mục tiêu mà mình mong muốn .
25 % nghĩ rằng 1 cuộc sống vật chất sung túc mới làm cho họ hạnh phúc .
25 % hạnh phúc chính là khi ta làm những điều có ích cho người khác , cho cộng đồng .
22 % bày tỏ hạnh phúc là biết hài lòng với những gì mà mình đang có .
9 % tìm thấy hạnh phúc từ những yếu tố khác không có trong những điều trên ( ăn ngon , mặc đẹp...) .
Còn các bạn thì sao nào ? Các bạn có cảm thấy mình đang hạnh phúc không ? Hãy tận hưởng cuộc sống trong từng hơi thở nhé...

Viết cho người tôi yêu...
Còn em thì sao , em yeu ? Em có hạnh phúc không ? Anh thì nghĩ là có ; Anh đọc bài báo này thấy hay lắm , cho nên anh Post cho mọi người cùng đọc , đặt biệt là em . Mong rằng nó sẽ giúp được cho em nhận ra 1 điều gì đó . Anh chi muốn em được hạnh phúc ... lúc nào cũng được hạnh phúc . Điều quan trọng không phải là chúng ta sống bao lâu , mà là phải sống như thế nào . Em còn nhớ câu đó không ? Anh mong rằng , cho dù sao này có bất cứ chuyện gì xảy ra đi nửa , thì em cũng phải dùng 1 thái độ thật lạc quan để mà đối mặt với nó nhé . Đừng gục ngã , đừng bỏ cuộc . Nếu như gặp phải những chuyện khiến cho em khó khăn , đau khổ , hay gì đi nữa ... Em hãy cứ buồn . Nhưng phải cố gắng đối mặt với nó , đừng chịu thua nó . Như con Lật Đật , ngã rồi tiếp tục đứng lên ! Nếu có cái nhìn lạc quan , đầy ý chí của con Lật Đật trong tất cả mọi việc ,em sẽ tìm thấy và cảm nhận được những hạnh phúc đơn giản nhưng ... bền lâu . Đừng thua con Lật Đật em nhé . Chúc em vui và hạnh phúc . Je ' Taime ...
Phạm Hoàng Châu .

<(^(oo)^)>

Với anh em là tất cả.....yêu em mãi mãi....Tiêu Thụy Kim Chi .

5 Câu hỏi để tìm được mục tiêu cuộc sống


Vô Tình
1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?

Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã đặt ra những mục tiêu mà bất kỳ ai cũng thực sư phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.

Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt.

2. Mình có đủ tự tin?

Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?

3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?

Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đat đến mục tiêu không?

Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.

4. Mình có đang trải sức quá nhiều?

Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.

5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?

Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?

Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ hôm nay!

An hưởng cuộc đời


An hưởng cuộc đời

 
Ngày xưa, có vị Hoàng Đế nọ muốn ban trọng ân cho một người cận thần. Nhà vua phán : "Ngươi có công lao rất lớn với ta. Kể từ cổng thành trở đi, ngươi phóng ngựa đi tới nơi nào ngươi dừng lại thì khoảng đất đó ta sẽ ban cho ngươi." Viên cận thần nhảy lên ngựa phóng đi, ra sức phóng ngựa để có được càng nhiều đất càng tốt. Người đó đi suốt ngày đêm, khi mệt và đói cũng không dám ngừng nghỉ vì muốn có nhiều đất. Tới một ngày kia, sức khoẻ kiệt quệ vì đói và mệt, hắn lả đi gần chết ở trong rừng. Hắn lẩm bẩm :" Tại sao ta tham lam quá độ vậy, ta tận sức để có được nhiều đất đai. Bây giờ thì gần chết rồi ta chỉ mong có được một thước đất để được chôn cất mà thôi!"
***
Ngẫm: Câu chuyện cổ kể trên cũng giống như cuộc đời của chúng ta. Hàng ngày, chúng ta gắng sức làm việc để mong có tiền tài, danh vọng và quyền thế. Chúng ta tận sức tới mức xao lãng sức khoẻ, đôi khi quên cả cuộc sống với gia đình, quên cả những cảnh đẹp thiên nhiên. Ngay cả trong những buổi họp bạn bè với danh nghĩa để giải trí, chúng ta vẫn có tư tưởng là sự giao thiệp sẽ có lợi cho việc tạo thêm tiền tài, danh vọng hay thế lực.
Rồi một ngày kia nghĩ lại, chúng ta sẽ thấy những sự cố gắng đó vô nghĩa lý. Than ôi! lúc đó thì ta không thể quay ngược kim đồng hồ được nữa, chúng ta đã bỏ mất dịp hưởng an lạc của cuộc đời một cách chân chính.
Hãy sống tỉnh thức, để an hưởng cái đẹp của thiên nhiên, để tìm ra lẽ sống của cuộc đời.
Cuộc đời rất mong manh, hãy an trú trong hiện tại.